1. LỜI NÓI ĐẦU

Môn Kinh tế học để tìm được các tài liệu ôn và bài giảng ôn là tương đối dễ tìm trên mạng. Tuy nhiên, để tìm được một tài liệu Chất lượng chia sẻ Kinh nghiệm học và thi môn Kinh tế học lại không có. Do đó, Thầy sẽ viết một bài HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC MÔN KINH TẾ HỌC chia sẻ toàn bộ Kinh nghiệm dạy học của thầy. Đây là một tài liệu chất lượng các bạn nên nghiên cứu kỹ, sẽ rất hữu ích cho kỳ thi sắp tới vào Cao học Học viện Ngân Hàng T9.2023 (đợt 2).

 

Đề xuất xem: Đề Cương ôn tập Kinh tế học

Hai môn Kinh tế học vi và và Vĩ MÔ đều thuộc Kinh tế học tuy nhiên giữa chúng có sự khác biệt về đối tượng, nội dung và Phương pháp nghiên cứu.

Xem thêm: Đề Cương môn Tài chính Ngân hàng

2. KINH TẾ HỌC VI MÔ

Đây là môn nặng về trình bày tiểu tiết và lượng kiến thức học cũng nhiều hơn vĩ mô. Để có thể học tốt môn Vi mô đầu tiên bạn xem trong Video Thầy tổng kết các nội dung quan trọng nhất của từng chương, Từ CHƯƠNG 1 cho đến CHƯƠNG 6

Các bạn nên ôn kỹ nhưng gì thầy viết tổng ôn ở đó. Vì đó là các kiến thức học để đi thi, là công cụ để các bạn trình bày 1 bài thi.

Tham khảo:

Bài tập Kinh tế học Vi mô Chọn lọc (Ôn thi Cao học)

Bài tập Kinh tế học VĨ MÔ Chọn lọc (Ôn luyện thi Cao học)

 

 

2.1 Cách trình bày một bài thi Vi MÔ

Để điểm 10 môn Kinh tế học là khó vì đây là một môn trình bày bằng chữ, và đôi khi điểm thi lại còn phụ thuộc vào tâm lý, cảm xúc của người chấm bài. Tuy nhiên, Thầy Mạnh đã ôn thi được nhiều điểm 10 môn Kinh tế học cho 4 trường: NEU, FTU, UEB, BA nên thầy hiểu rõ cách làm 1 bài thi max điểm kinh tế học.

 

- Bước 1: HỌC THUỘC LÒNG từng mảng kiến thức.

Tuy khá máy móc nhưng Bước này lại quan trọng nhất cho việc học môn Kinh tế học. Tại sao? Vì các bạn thuộc từng mảng kiến thức thì nó là công cụ để ta lắp ghép vào bài thi. Tức là khi cần ta bê nguyên si phần bài giảng đã học thuộc vào. Các mảng kiến thức học đã thuộc luôn phải ở trong túi chúng ta, lúc nào ta lấy ra cũng được nhé.

 

Ví dụ: Tại sao người nông dân vào những năm thời tiết thuận lợi (được mùa) lại thường không phấn khởi?

 

Nếu gặp câu hỏi trên nếu không được học các kiến thức về kinh tế học ta sẽ trả lời 1 cách rất bản năng, hoặc có gì viết lấy hoàn toàn sai lầm như vậy sẽ không có tí điểm nào. Mà ta phải dựa vào những kiến thức được học trình bày 1 bài thi bằng Kiến thức môn Kinh tế học thì mới được max điểm.

 

Đề xuất xem cách trình bày: 

 

 

- Bước 2: Học thuộc lòng đồ thị là một trong những kiến thức quan trọng khi đi thi.

 

Thầy dùng rất nhiều từ học thuộc lòng vì giá trị của nó rất lớn, giúp chúng ta nhanh chóng học được môn Kinh tế học. Tại sao cần học cả đồ thị? Vì:

Lý do 1: Là đề thi ra là người ra đề cũng hay lấy các đồ thị để ra câu hỏi thi.

Lý do 2: Chúng ta làm bài cũng phải dựa vào đồ thị để trả lời hoặc vẽ hình. Một bài thi Kinh tế học trong 180 phút có khoảng 13-15 đồ thị tính cả bài tập.

 Lý do 3: Lên vẽ đồ thị vào để bài làm trông đầy đủ và đúng chất của môn Kinh tế học.

Lý do 4: Đối với các kiến thức lên quan đến cung cầu thì các bạn chú ý đó là, sau khi dựa vào các nhân tố ảnh hưởng tới cung cầu thì ta dừng lại vẽ hình và nhìn vào đồ thị để làm tiếp.

 

- Bước 3: Kỹ năng sinh tồn trong trường hợp không học bài.

Mặc dù là ta cũng đã ôn hòm hòm rồi, nhưng không thể ôn hết được và đề thi lại rơi vào đúng phần ta không học, hoặc học nhưng không nhớ nổi. Vậy làm thế nào vẫn đạt điểm max. Thầy đã giúp rất nhiều bạn từ điểm 5-6 thành 8-9 nhờ kỹ năng này.

Bước 3.1: Nguyên tắc chung không được bỏ trắng giấy thi. Vì người chấm bài cũng muốn mình đỗ nhưng phải có chữ thì thầy cô mới chấm được.

Bước 3.2: Khi gặp một câu hỏi lạ hoặc không có gì để viết thì chúng ta viết gì. Thì các bạn làm theo Kinh nghiệm sau:

Đề bài đề cập đến vấn đề gì thì đầu tiên đừng có độp ngay mà trả lời như vậy viết tí là hết chữ ngay. Mà phải nêu lại Khái niệm, đặc điểm hoặc cái gì đó liên quan đến đề bài ra. Sau đó mới đi vào nội dung câu hỏi để trả lời. Thầy lấy ví dụ:

Ví dụ: Tại sao khi tổng lợi ích giảm thì lợi ích cận biên có giá trị âm?

- Đúng

- Giải thích:

+ Lợi ích (U) là gì?

+ Tổng lợi ích (TU) là gì?

+ Lợi ích cận biên (MU) là gì?

- Mối quan hệ giữa TU và MU

TUmax <=> MU = 0

TU giảm <=> MU < 0

- Đồ thị:

 

 

Kết luận: Bí kíp đưa ra là hãy trả lời theo phương pháp: THẾ NÀO LÀ? Nhé cả lớp.

Lưu ý: Các bạn phân biệt câu hỏi trong phòng thi là:

- Dạng 1: Câu hỏi về Đúng/ Sai - Giải thích - Vẽ đồ thị thì phải chỉ rõ Đ/S trước khi làm.

- Dạng 2: Câu hỏi về Phân tích tình huống kinh tế thì làm như bình thường.

PS: Cả 2 dạng đều chung 1 cách giải về phần Đáp án thi.

 

2.2. BỐN DẠNG BÀI TẬP MÔN VI MÔ

Thầy đã tổng kết 4 dạng thi môn Kinh tế vi mô 100% CHẮC CHẮN VÀO và có cả ĐÁP ÁN THI tổng kết rất dễ học:

  • Dạng 1: Bài tập về cung – cầu
  • Dạng 2: Bài tập về Độc Quyền bán
  • Dạng 3: Bài tập về hãng Cạnh tranh hoàn hảo (CTHH)
  • Dạng 4: Bài tập về Thị trường CTHH ---> Hạn chế học (vì gần như đề thi không ra).

Xem chi tiết 4 dạng (Xem từ Phút trong Video).

3. KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Đầu tiên các bạn xem chi tiết nội dung học và thi VĨ MÔ mà thầy đã tổng kết. Xem chi tiết ở đây:

(Xem từ Phút trong Video).

Cách học môn VĨ  MÔ cũng giống như vi mô mà thầy đã trình bày ở trên nhưng nội dung học khác nhau mà thôi. Các kinh nghiệm học và thi Vĩ Mô và Vi mô là giống nhau nhưng phần bài tập VĨ Mô sẽ khác vi mô. Vì đặc thù môn VĨ MÔ là đề cập đến các vấn đề lớn của nền kinh tế như:

+ Tăng trưởng kinh tế

+ Lạm phát

+ Thất nghiệp

+ Ngân sách chính phủ, Cán cân thanh toán, Cán cân thương mại

+ Tỷ giá hối đoái

Lên Đề thi sẽ ra nhiều về mặt tư tưởng chính sách như các công điều tiết nền kinh tế là Chính sách tài khóa và tiền tệ. Do đó, Các bạn sẽ CHẮC CHẮN THI một trong 3 kịch bản sau:

  • Kịch bản 1: Nền kinh tế đang lâm và suy thoái do tổng cầu thấp (Y thấp)
  • Kịch bản 2: Nền kinh tế đang đối mặt lạm phát cao do cầu kéo (P cao)
  • Kịch bản 3: Nền kinh tế đang cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng (Y = Y*)

Đề xuất xem KỊCH BẢN ĐI THI:

 

(Trong hình trên là Kịch bản Nền kinh tế cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng Y = Y*)

Do đó, các bạn phải HỌC THUỘC LÒNG các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ (học Bối cảnh, mục tiêu, công cụ, tác động) là rất quan trọng.

Đề xuất học 4 đồ thị:

 

- 5 Dạng bài tập đi thi môn VĨ MÔ:

Dạng 1: Dạng bài tập chương 2: Tính các chỉ số: GDP, D, g, CPI, Π…

Dạng 2: Bài tập chương 6 về mô hình AD-AS (đề thi toàn ra các nhân tố ảnh hưởng AD-AS, bắt phân tích các cú sốc Cung, cú sốc cầu đến nền kinh tế như: sản lượng, mức giá, việc làm và thất nghiệp, có thể cài thêm chính sách tài khóa, tiền tệ vào).

Dạng 3: Bài tập chương 7 về hàm AE (Đề thi cho các thành tố: C, I, G, X, IM). Bắt tính AE, Số nhân chi tiêu m, Số nhân thuế mT, sự thay đổi trạng thái cân bằng, liên hệ với chính sách tài khóa hoặc tiền tệ.

Dạng 4: Bài tập về chương 8. (Đề bài cho Cr, rr à tính số nhân tiền, Cơ sở tiền, Cung tiền,.. liên hệ với chính sách tài khóa hoặc tiền tệ.)

Dạng 5: Bài tập về chương 8: Mô hình IS-LM đây là dạng bài ít đi thi nên các bạn chú ý là không cần học nhiều nhé.

a) Xây dựng phương trình đường IS:

AD = Y (IS)

 

Xây dựng phương trình đường LM: 

MS/P = MD  (LM)

(Trong đó P = const)

 

b) Tìm lãi suất và sản lượng cân bằng: ro và Yo

c) Các câu hỏi phụ: Tăng G, hiệu ứng lấn át đầu tư, Sự dịch chuyển IS hoặc LM.

 

Xem chi tiết tại:

 

4. NÓI TÓM LẠI:

Thầy đã chia sẽ hết các kinh nghiệm ôn thi cao học môn KINH TẾ HỌC, tuy không thể truyền tải hết tinh thần của mình, nhưng cũng giúp các bạn có thêm tài liệu chất lượng phục vụ cho kỳ thi. Chúc các bạn có một kỳ thi thành công và đạt thành tích cực cao. Hẹn gặp lại các bạn vào một bài viết gần nhất. Thân ái.